Trang nhất » Tin Tức » Phổ biến giáo dục pháp luật

Học sinh 'phả khói' vào mặt bạn, nhà trường đau đầu tìm cách ngăn chặn

Thứ bảy - 03/12/2022 14:46

Học sinh 'phả khói' vào mặt bạn, nhà trường đau đầu tìm cách ngăn chặn

G. kể: "Ở lớp em, có bạn hút thuốc lá điện tử ngay trong giờ học. Khi thầy cô vừa quay lưng lên viết bảng, bạn lấy thuốc ra hút rồi phả khói vào mặt em".

LTS: Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng, thuốc lá điện tử không độc hại lại thơm miệng, thể hiện sự sành điệu. Thực tế, ngoài lượng nicotine được “chế” đa dạng, chất tạo màu, mùi hấp dẫn… các chuyên gia còn phát hiện trong một số mẫu thuốc lá điện tử có ma túy tổng hợp và các chất nguy hại khác.

Tuyến bài “Thuốc lá điện tử, hiểm họa khôn lường” của VietNamNet nhằm cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử ở người trẻ và hậu quả từ việc sử dụng loại thuốc lá này. Loạt bài cũng góp tiếng nói để cơ quan quản lý Nhà nước có biện pháp kịp thời bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
 

Hút một lần, muốn hút nữa

PV VietNamNet tiếp xúc với em N.P.G. đang học lớp 8 tại một trường cấp II trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Khi được đề nghị chia sẻ về việc sử dụng thuốc lá điện tử của một số học sinh ở trường, G. rụt rè và lo lắng.

G. sợ những học sinh hút thuốc lá điện tử sẽ trả thù.

“Em thấy các bạn hút thuốc lá điện tử thì phải tránh đi chỗ khác. Nếu nhiều chuyện hỏi han thì kiểu gì cũng bị các bạn đánh. Với lại, em sợ tiếp xúc nhiều, các bạn sẽ rủ rê mình hút thử”, G. cho biết.

Một học sinh phả khói thuốc lá điện tử vào bạn cùng bàn. 

Theo G., chuyện học sinh mang thuốc lá điện tử vào trường sử dụng ngày càng nhiều. Thậm chí, các học sinh sử dụng loại sản phẩm này còn có xu hướng rủ rê, dụ dỗ bạn bè hút thử.

G. từng bị bạn ngồi cùng bàn rủ hút thử với lời quảng cáo chỉ làm thơm miệng, sảng khoái, tập trung hơn trong giờ học. Tuy nhiên, G. lại cảm thấy khó chịu và sợ bị thầy cô phát hiện nên từ chối.

G. kể: “Ở lớp em, có bạn hút thuốc lá điện tử ngay trong giờ học. Khi thầy cô vừa quay lưng lên viết bảng, bạn lấy thuốc ra hút rồi phả khói vào mặt em.

Bạn nói làm như thế giúp em tỉnh táo hơn vì khói thuốc lá điện tử bạn đang hút có hương việt quất nên rất thơm. Nhưng em không hút quen nên thấy rất khó chịu. Hít vào thấy có vị đắng ở cổ, cay mũi. Em phải dùng tay và vở quạt liên tục để khói tan ra”.

Cũng theo G. sau lần bị giáo viên dạy Toán phát hiện, nam sinh hút thuốc lá điện tử kia bị cảnh cáo. Từ đó, những học sinh sử dụng thuốc lá điện tử kín đáo hơn.

Học sinh mang thuốc lá điện tử có hình dạng cây son môi, cây bút, móc khóa… giấu trong nhà vệ sinh của trường. Giờ ra chơi, các em ra nhà vệ sinh, cắt cử một người đứng canh thầy, cô. Số còn lại vào trong hút. 

Ngoài ra, các học sinh này còn có xu hướng tụ tập, cùng nhau ra quán nước hút thuốc lá điện tử. Lúc này, các em không chỉ cùng sử dụng một loại mà cùng nhau trao đổi, hút cùng lúc nhiều sản phẩm thuốc lá điện tử khác nhau.

Một số em còn thể hiện mình là người “sành điệu”, “chất chơi” trong việc sử dụng thuốc lá điện tử bằng cách hút nhiều hơi rồi phà khói thành các hình dạng khác nhau.

“Các bạn thường ra quán nước hút rồi thi nhau nhả khói. Mấy bạn hút quen thì không sao nhưng các bạn khác không hút như em mà bị khói quấn vào mặt thì khó thở, có khi nhức đầu, chóng mặt lắm”, G. nói thêm.

Trong khi đó, một học sinh khác cho biết, sau khi thử hút thuốc lá điện tử một vài lần, em có xu hướng thích loại sản phẩm này. Khi hút vào, nam học sinh có cảm giác mệt người, lười vận động, chỉ muốn ngủ.

“Lúc không có Pod (thuốc lá điện tử đời mới-pv) bên cạnh, em không thấy thèm nhưng cứ nghĩ về nó. Không hút, em không tập trung học được nhưng hút vào lại thấy người nặng nề, mắt lim dim chỉ muốn tìm ai đó nói chuyện. Nếu không, em chỉ muốn ngủ chứ không học được”, nam sinh tiết lộ.

Kiên quyết ngăn chặn

Nhiều giáo viên tại Hà Nội và TP.HCM cho biết, hiện chưa phát hiện học sinh của mình sử dụng thuốc lá điện tử trong lớp học. Tuy nhiên, các giáo viên cũng không loại trừ việc học sinh lén lút sử dụng thuốc lá điện tử ngoài trường học.

Hút thuốc lá điện tử chính là việc CẤM trong nhà trường.

Nhà trường luôn ý thức rất rõ sự nguy hại của thuốc lá điện tử đối với học sinh. Do đó, nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, kiên quyết ngăn chặn tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử.

Thầy Đào Tuấn Đạt, phụ trách chuyên môn trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cho biết, nhà trường ngay từ đầu đã làm rất quyết liệt, đưa việc hút thuốc lá điện tử vào nội quy của nhà trường.

Theo ông, hút thuốc lá điện tử chính là việc CẤM trong nhà trường. Với học sinh vi phạm quy định này, nhà trường sẽ không nhắc nhở mà lập tức phê bình và có những hình thức xử phạt nặng.

Thầy Đạt chia sẻ, cho đến thời điểm hiện tại, nhà trường chưa phát hiện trường hợp học sinh hút thuốc lá điện tử trong trường. Tuy nhiên, ông cũng nhận định trong số 600-700 học sinh của trường, việc một số em hút thuốc lá điện tử bên ngoài là có khả năng và nhà trường rất khó kiểm soát việc này.

Thầy Đào Tuấn Đạt, phụ trách chuyên môn trường THPT Anhxtanh (Hà Nội).

Nói về công tác tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá điện tử, thầy Đào Tuấn Đạt cho biết nhà trường không tổ chức chiến dịch tuyên truyền rầm rộ. Tuy nhiên, vào đầu năm, nhà trường luôn có một tuần tổ chức cho học sinh học nội quy nhà trường.

Các nội quy bao gồm các quy tắc ứng xử, lối sống, những việc không được làm như hút thuốc, nói bậy, xả rác… cũng như các hình phạt được quy định kèm theo của nhà trường.

Trong một tuần đó các bạn học sinh phải tập trung liên tục, phân tích, lấy ví dụ và làm bài kiểm tra nội quy như một môn học. Việc giúp các em học sinh nắm rõ nội quy không phải một lần mà phải là việc làm liên tục.

Vậy nên sau mỗi khoảng thời gian nhất định, trường THPT Anhxtanh sẽ tổ chức nhắc lại các nội quy để các em luôn ghi nhớ, hạn chế tối đa việc vi phạm.

Thầy Đào Tuấn Đạt cũng lưu ý thêm, nội quy đối với học sinh không chỉ để thực hiện trong nhà trường. Giáo viên có trách nhiệm nhắc nhở các em phải tuân thủ quy định cả trong cuộc sống, môi trường bên ngoài.

Theo ông, đây là quá trình giáo dục lâu dài, khó khăn, không phải ngày một ngày hai. Và đó cũng là nhiệm vụ mà các thầy cô trong nhà trường luôn phải hoàn thành.

Tác giả: THCS Văn Yên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

Các biểu mẫu công khai chất lượng năm học 2023-202

Các biểu mẫu công khai chất lượng năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 27/07/2024

Công văn số 3057/SGDĐT-CTTT-KHCN

Công văn số 3057/SGDĐT-CTTT-KHCN v/v chủ động ứng phó với cơn bão số 3

Thời gian đăng: 06/09/2024

Quyết định số 4354/QĐ-UBND

Quyết định số 4354/QĐ-UBND v/v ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thời gian đăng: 22/08/2024

Quyết định số 2045/QĐ-BGDĐT

Quyết định số 2045/QĐ-BGDĐT v/v Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Thời gian đăng: 06/08/2024

Kế hoạch 106/KH-PGDĐT

Kế hoạch 106/KH-PGDĐT v/v Triển khai xây dựng trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hà Đông

Thời gian đăng: 01/08/2024

Kế hoạch số 105/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 105/KH-PGDĐT về việc Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30/CT/TU ngày 19/02/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025"

Thời gian đăng: 16/07/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

Trang thông tin điện tử quận Ba Đình - TP Hà Nội

flash violet

violympiclogo

Tạp chí thủ đô

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập337
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay4,375
  • Tháng hiện tại39,654
  • Tổng lượt truy cập4,593,426
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây