Dưới đây là hình ảnh về mặt thành cổ Quảng Trị, với chi chít những hố b.o.m mà giặc Mỹ đã ném xuống sau 81 ngày đêm.
Có lẽ không ở đâu trên trái đất này, lượng b.o.m đ.ạ.n lại tập trung tàn phá một mảnh đất kinh hoàng đến thế. Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bo.m đ.ạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đ.ạn ph.áo. Mỗi ngày có 1 đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, nhưng đêm nay 1 đại đội tiến vào thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống sót. Mỗi tấc đất nơi này đều thấm đẫm máu xương của những người lính tuổi đôi mươi.
Khoảng giữa tháng 8/1972, bộ đội ta thông báo cho nhau một tin buồn: Trong Thành cổ có một căn hầm bê tông cốt thép rất kiên cố, sâu và dài, do địch xây dựng từ lâu. Trước đây, tên tỉnh trưởng Quảng Trị từng trú ẩn, sau hầm này dành cho bọn cố vấn Mỹ. Khi quân ta chiếm được Thành cổ, căn hầm được bộ đội sử dụng làm sở chỉ huy tiểu đoàn. Nhưng một quả b.om lade của địch vừa đánh trúng căn hầm ấy, làm sập và bịt mất cửa hầm. Có 7 chiến sĩ ta còn đang bị kẹt dưới đó.
Khi hầm đã sập, dù trên mặt đất nói to, bên dưới vẫn nghe thấy, nhưng vì lớp bê tông bịt nắp hầm quá dày và kiên cố, nên không có cách nào cứu hộ được. Họ chỉ biết gọi tên nhau, nhưng bất lực ứa nước mắt, đành chấp nhận hy sinh...
Điều kỳ lạ là bảy người chiến sĩ của chúng ta vẫn sống tới bảy ngày và bảy đêm sau, dù ở dưới hầm sâu tối tăm, thiếu dưỡng khí, không thức ăn, không nước uống. Họ vẫn điện ra ngoài bằng máy vô tuyến. Trong bức điện cuối cùng, họ thông báo:
"Địch đang tiến vào trận địa... Chúng tôi nghe rất rõ bước chân của chúng... Nghe được bọn chúng nói chuyện... Chúng đang đi trên nóc hầm của chúng tôi... Yêu cầu các đồng chí hãy dùng pháo bắn cấp tập và... hãy bắn thẳng lên hầm của chúng tôi... Xin gửi lời chào chiến thắng và vĩnh biệt!"
Dưới những thảm cỏ, lớp đất trên mảnh đất chữ S này chính là xương máu của hàng ngàn anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống. Chúng ta không được phép quên những hy sinh mà thế hệ đi trước đã trả bằng cả cuộc đời.
#nhungcauchuyenynghia