Trang nhất » Văn bản » Văn bản

Quy chế làm việc của Trường THCS Văn Yên

Quy chế làm việc của Trường THCS Văn Yên

Số kí hiệu 2019-2020
Ngày ban hành 30/12/2019
Ngày bắt đầu hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Thể loại Hướng dẫn thực hiện
Lĩnh vực Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Trường THCS Văn Yên
Người ký Trương Thị Liên

Nội dung

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN

Số :         / QĐ-THCS
V/v ban hành Quy chế làm việc
của trường THCS Văn Yên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

Hà Đông, ngày    tháng  9 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế làm việc của Trường THCS Văn Yên

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS VĂN YÊN
Căn cứ vào nội dung các điều khoản của Bộ luật lao động, Pháp lệnh công chức, Luật giáo dục.
Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-BGD &ĐT ngày 01tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc ban hành Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
Căn cứ nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giáo dục.
Căn cứ Điều lệ trường Trung học ban hành kèm theo thông tư số: 12/2001/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011của của Bộ trưởng BGD&ĐT.
Xét đề nghị của hội đồng giáo dục nhà trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của trường THCS Văn Yên quận Hà Đông TP Hà Nội.
Điều 2. Các ban, các đoàn thể , các bộ phận và mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 
Nơi nhận :
  • Phòng GD-ĐT (báo cáo);
  • Các đoàn thể (thực hiện);
  • Các tổ chuyên môn (thực hiện);
  • Lưu VT .
  HIỆU TRƯỞNG



Trương Thị Liên










QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TRƯỜNG THCS VĂN YÊN

Chương I : NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1. Quy chế này qui định nguyên tắc làm việc, lề lối làm việc, quan hệ công việc và trình tự giải quyết công việc.
1.2. Quy chế này áp dụng đối với tất cả các ban, các đoàn thể, các bộ phận và mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Điều 2 : Nguyên tắc làm việc
2.1. Trường THCS Văn Yên làm việc theo chế độ thủ trưởng. Mọi hoạt động của nhà trường phải tuân thủ các qui định của pháp luật và giải quyết công việc đúng trình tự, thủ tục, phạm vi trách nhiệm.
2.2. Trong phân công công việc người đứng đầu các đoàn thể phải chịu trách nhiệm chính về công việc được giao.
2.3. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng , minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động, thường xuyên đẩy mạnh việc đổi mới quản lý, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh
2.4. Ngoài các quy định của quy chế này, cán bộ, giáo viên, nhân viên có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định

Chương II : NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 1: Nhiệm vụ , quyền hạn của nhà trường
1.1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục trung học do BGD&ĐT ban hành, xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.
1.2. Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục THCS trong phạm vi cộng đồng theo qui định của nhà nước .
1.3. Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.
1.4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo qui định của pháp luật
1.5. Phối hợp với cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục.
1.6. Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng.
1.7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.
Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng
2.1. Tổ chức bộ máy nhà trường.
2.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
2.3. Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên .
2.4. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh .
2.5. Quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường.
2.6. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên và học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường .
2.7. Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
2.8. Chịu trách nhiệm cá nhân và quyền hạn của mình theo luật định và cùng với tập thể chịu trách nhiệm về hoạt động của trường trước cơ quan nhà nước cấp trên.
Điều 3: Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng.
3.1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công.
3.2. Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về  phần việc được giao.
3.3. Thay mặt hiệu trưởng điều hành mọi hoạt động của nhà trường khi được uỷ quyền.
3.4. Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

Chương III: TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN, CÁC BAN NGÀNH .
Điều 4: Nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên
4.1. Hiệu trưởng
4.1.1. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường.
4.1.2. Thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường.
4.1.3. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
4.1.4. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà    trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định
4.1. 5.Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, phát huy vai trò của từng cá nhân, thực hiện các nghị quyết, quyết định.
4.1.6. Quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên, thực hiện công tác quản lý hồ sơ giáo viên nhân viên.
4.1.7. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, kí xác nhận học bạ.
4.1.8. Quản lý tài chính, tài sản của trường.
4.1.9. Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh , tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường.
4.1.10.Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường.
4.1.11. Thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên phân công, chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động của nhà trường.
4.1.12. Phụ trách công tác chủ nhiệm lớp, tuyển sinh, biên chế lớp học và thuyên chuyển học sinh.
4.1.13. Được đào tạo, nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
4.2. Phó hiệu trưởng
4.2.1. Giúp hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo từng công việc được hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng.
4.2.2.Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.
4.2.3. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.
4.2.4. Xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch dạy thêm học thêm , kế hoạch dạy tự chọn, kế hoạch dạy nghề , xây dựng  lịch hoạt động chuyên môn, xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất.
4.2.5. Chủ động chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, quản lý các bộ phận chuyên môn, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
4.2.5. Đề xuất với hiệu trưởng các vấn đề về hoạt động dạy, học và các vấn đề khác trong nhà trường.
4.2.6. Tổ chức chỉ đạo các hoạt động đồng bộ của các tổ chuyên môn: Tổ chức hội giảng, chuyên đề , thi cử , đánh giá chất lượng dạy và học.
4.2.7. Phụ trách hoạt động thiết bị  trường học, thư viện, tin học.
4.2.8. Bố trí thời khóa biểu, tham mưu phân công chuyên môn, trực tiếp quản lý nề nếp học sinh.
4.2.9. Khi có sự phối hợp công việc thì phải chủ động báo cáo với hiệu trưởng đồng thời đề xuất những biện pháp để giải quyết công việc.
4.2.10. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
4.3. Thư kí hội đồng
4.3.1. Ghi chép toàn bộ nội dung họp hội đồng và các cuộc họp bất thường theo yêu cầu của hiệu trưởng, ghi chép lịch công tác theo tuần
4.3.2. Giúp hiệu trưởng soạn thảo một số văn bản
4.3.3. Tổng hợp báo cáo thống kê của nhà trường và nộp PGD
4.3.4. Cập nhật toàn bộ kết quả dạy và học, kết quả thi, thi đua khen thưởng
4.3.5. Xếp thời khóa biểu
4.3.6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của BGH
4.4. Tổ trưởng
4.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, quản lý kế hoạch giảng dạy, chỉ đạo việc thực hiện phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng.
4.4.2. Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ, triển khai các chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của GV trong tổ.
4.4.3. Cùng với BGH kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV.
4.4.4. Đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên.
4.5. Tổ phó
4.5.1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước tổ về nhiệm vụ được tổ trưởng phân công.
4.5.2. Cùng với tổ trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.
4.5.3. Thay mặt tổ trưởng điều hành hoạt động của tổ chuyên môn khi được tổ trưởng uỷ quyền.
4.6. Chủ tịch công đoàn
4.6.1. Có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác công đoàn cho từng năm đồng thời lãnh đạo các bộ phận công đoàn hoàn thành nhiệm vụ.
4.6.2. Lãnh đạo công đoàn thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện mọi hoạt động của Công đoàn .
4.6.3. Cùng với hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ , giáo viên , nhân viên thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao.
4.6.4. Có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục phát triển đoàn viên, tổ chức thăm hỏi , động viên công đoàn viên và gia đình.
4.7. Văn thư
4.7.1. Tập hợp kết quả công tác để báo cáo hiệu trưởng và cơ quan cấp trên theo quy định và đúng thời hạn ;
4.7.2. Phối hợp với các bộ phận, với giáo viên chủ nhiệm nắm thông tin, tổng hợp số liệu , báo cáo Hiệu trưởng và các cấp quản lý .
4.7.3. Kiểm tra các thủ tục hành chính về các văn bản phát hành của nhà trường, quản lý văn bản đi, đến theo trình tự qui định.
4.7.4. Quản lý công tác văn thư lưu trữ, công tác hành chính phục vụ cho hoạt động của nhà trường được thuận tiện, kịp thời và khoa học.
4.7.5. Cập nhật thông tin của học sinh từ GVCN, giáo viên phụ trách đội .
4.7.6. Quản lý các loại hồ sơ của nhà trường theo điều lệ trường phổ thông .
4.7.7. Ghi chép các biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên cùng với tổ trưởng và BGH .
4.8. Cán bộ phụ trách thư viện
4.8.1. Tổ chức hoạt động của thư viện theo đúng qui định .
4.8.2. Quản lý các loại sách, báo, tạp chí,cập nhật thông tin mượn, trả theo quy định và đảm bảo tính khoa học.
4.8.3. Đề xuất với hiệu trưởng kế hoạch mua sắm sách cho GV và học sinh.
4.8.4. Tổ chức hoạt động của phòng đọc, phục vụ GV và học sinh đọc và nghiên cứu.
4.8.5. Tuyên truyền giới thiệu sách 1 lần/tháng với GV và học sinh.
4.9. Cán bộ phụ trách thiết bị
4.9.1. Tổ chức hoạt động của phòng đồ dùng, thiết bị theo đúng quy định.
4.9.2. Quản lý các loại đồ dùng, thiết bị dạy học, mượn trả, sử dụng,bảo quản,ghi chép và cập nhật vào sổ sách đầy đủ, đúng quy định.
4.9.3. Đề xuất vơí Hiệu trưởng kế hoạch mua sắm đồ dùng, thiết bị phục vụ cho giảng dạy, kế hoạch xây dựng phòng đồ dùng, thiết bị dạy học.
4.9.4. Tổ chức hoạt động của phòng đồ dùng, thí nghiệm phục vụ giáo viên và học sinh thực hành và nghiên cứu.
4.9.5. Chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sửa chữa các thiết bị phục vụ cho giảng dạy.
4.9.6. Quản lý việc mượn, trả thiết bị dạy học của GV và học sinh
4.10. Tổng phụ trách đội và Bí thư đoàn thanh niên
4.10.1. Tổ chức các hoạt động Đoàn, Đội trong nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và đoàn cấp trên.
4.10.2. Tổ chức, quản lý nền nếp học sinh, phối hợp xây dựng các phong trào văn hoá,văn nghệ, thể dục, thể thao trong nhà trường.
4.10.3. Theo dõi thi đua của các chi đội và các hoạt động khác của học sinh trong nhà trường.
4.10.4. Tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần, nhận xét đánh giá và xếp loại thi đua hàng tuần, thông báo kết quả trên bảng tin.
4.10.5. Chịu trách nhiệm về chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL, rèn kĩ năng sống cho học sinh.
4.10.6. Chấp hành sự chỉ đạo và tham gia đầy đủ các hoạt động theo yêu cầu của Đoàn, Đội cấp trên.
4.10.7. Quản lý các hoạt động thi đua của học sinh.
4.11. Kế toán và thủ quỹ
4.11.1. Xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm và hàng quý. Thực hiện đầy đủ và kịp thời mọi chế độ, chính sách đối với cán bộ, GV, công nhân viên nhà trường.
4.11.2. Lưu giữ chứng từ thu, chi, lập sổ sách theo dõi tài chính, tài sản, nguồn vốn, quĩ theo đúng qui định về kế toán, thống kê, báo cáo đầy đủ và kịp thời với hiệu trưởng.
4.11.3. Thực hiện chi đúng, chi đủ và chỉ chi khi chủ tài khoản duyệt chi theo đúng nguyên tắc tài chính.
4.11.4. Hoàn tất các chứng từ thu chi theo đúng nguyên tắc tài chính.
4.12 . Cán bộ y tế học đường
4.12.1. Thực hiện qui định về hoạt động y tế trong các trường THCS ( Quyết định số 73/2007/QĐ-BGD&ĐT); qui định về vệ sinh trường học ( Quyết định số 1221/ QĐ-BYT) và tham gia công tác y tế tại các trường THCS.
4.12.2. Thực hiện các qui định vệ sinh trường học, vệ sinh cá nhân, môi trường, an toàn thực phẩm, đảm bảo nước uống hợp vệ sinh, xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc. Phối hợp với GVCN, kế toán thực hiện tuyên truyền, vận động học sinh tham gia BHYT và lập hồ sơ cấp thẻ BHYT.
4.12.3. Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, sơ cứu ban đầu, tuyên truyền giáo dục kiến thức sức khoẻ cho học sinh, chủ động tham mưu với BGH để tổ chức khám sức. khoẻ định kì, phân loại sức khoẻ học sinh, tránh bệnh hình thức trong khám sức khoẻ.
4.12.4. Tham mưu với Hiệu trưởng để ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo công tác y tế trường học, xây dựng kế hoạch công tác y tế trường học, lập sổ theo dõi cấp phát thuốc, sổ theo dõi sức khoẻ học sinh.
4.13 . Giáo viên bộ môn
4.13.1. Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, kiểm tra đánh giá theo đúng qui định. Lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy chính khoá cũng như các buổi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hội họp, hội thảo. Quản lý chặt chẽ học sinh trong các giờ học do mình phụ trách .
4.13.2. Nâng cao phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục.
4.13.3. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và điều lệ nhà trường, thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự phân công và kiểm tra của BGH.
4.13.4. Giữ gìn danh dự uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh và đồng nghiệp, đối xử công bằng với học sinh và bạn đồng nghiệp.
4.13.5. Phối hợp với GVCN, các giáo viên khác, gia đình học sinh, đoàn đội trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh hoà nhập.
4.13.6. Lên lớp phải có giáo án và các thiết bị phục vụ cho giờ dạy , Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu ...theo nhiệm vụ được phân công.
4.13.7. Chấm, chữa, lời phê trong các bài kiểm tra phải chính xác, khách quan, chuẩn mực, động viên được sự cố gắng của học sinh. Trả bài đúng thời gian qui định.
4.14 . Giáo viên chủ nhiệm
4.14.1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục sát đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh và của lớp mình phụ trách.
4.14.2. Phối hợp chặt chẽ với PHHS, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên và các tổ chức xã hội khác.
4.14.3. Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối học kì và cuối năm học. Đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, ghi chép đầy đủ chi tiết vào sổ chủ nhiệm.
4.14.4. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng, chịu trách nhiệm gặp gỡ phụ huynh khi có học sinh vi phạm , lập danh sách theo dõi các mặt hoạt động của học sinh.
4.14.5. Nhận và chịu trách nhiệm về chất lượng của học sinh lớp chủ nhiệm, bảo quản CSVC lớp học.
Điều 5 : Các ban, đoàn thể trong nhà trường
5.1 Hội đồng trường
5.1.1. Nghị quyết về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường.
5.1.2.Nghị quyết về quy chế sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
5.1.3. Nghị quyết về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản trong nhà trường.
5.1.4. Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường.
5.1.5. Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoạc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chỉ tịch Hộng đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết.
5.1.6. Phiên họp của Hội đồng trường được coi là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của Hội đồng trở lên (Trong đó có Chủ tịch hội đồng). Nghị quyết của Hội đồng trường được thông qua bằng biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản tại cuộc họp và chỉ có hiệu lực khi được ít nhất ha phần ba số thành viên có mặt tại cuộc họp nhất trí. Nghị quyết của Hội đồng trường  được công bố công khai.
5.1.7. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với Nghị quyết của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng trường đối với những vấn đề không trái với pháp luật hiện hành.
5.1.2. Thành viên của HĐGD gồm: Đại diện tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng. Hội đồng trường có Chủ tịch, 1 thư kí và các thành viên khác. Tổng số thành viên của Hội đồng trường từ 9 đến 13 người.
5.2. Hội đồng thi đua khen thưởng
5.2.1. Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trườn. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập và làm Chủ tịch.
5.2.1. Các thành viên của Hội đồng thi đua khen thưởng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
5.3 . Hội đồng kỉ luật
5.3.1. Hội đồng kỉ luật nhà trường được thành lập khi xét hoặc bãi bỏ kỉ luật đối với học sinh trong từng vụ việc.
5.3.2. Hội đồng kỉ luật do hiệu trưởng quyết định và làm chủ tịch gồm các thành viên: Phó hiệu trưởng, bí thư đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội, GVCN có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm và trưởng ban đại diện CMHS của nhà trường .
5.2.3. Hội đồng kỉ luật được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỉ luật đối với cán bộ, giáo viên, viên chức khác theo từng vụ việc.Việc thành lập, thành phần và hoạt động của Hội đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5.4. Hội đồng tư vấn.
Hiệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng tư vấn khác theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng này do Hiệu trưởng quyết định.
5.5 . Tổ chức công đoàn
5.5.1. Là tổ chức chính trị xã hội đại diện cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong cơ chế chung hiện nay: Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Dân làm chủ.
5.5.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học ở các khâu : Thực hiện kế hoach, kiểm tra, giám sát đánh giá về tổ chức bộ máy nhà trường, về công tác cán bộ.
- Tổ chức thi đua, phối hợp với các ban ngành khác trong nhà trường bồi dưỡng đào tạo cán bộ gíáo viên.
- Vận động cán bộ giáo viên tham gia các cuộc vận động do các cấp, các ngành tổ chức.
- Bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng, hợp pháp và chăm lo đời sống của người lao động.
- Bồi dưỡng, giới thiệu công đoàn viên là quần chúng ưu tú cho Đảng.
5.6. Đảng Cộng sản Việt nam
Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
5.7 . Đoàn TNCS HCM
5.7.1. Tổ chức và hoạt động Đoàn thanh niên trong nhà trường.
5.7.2 .Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, văn hoá lành mạnh.
5.7.3. Thực hiện các hoạt động tổ chức đoàn, chăm sóc giáo dục học sinh.
5.7.4. Tham gia xây dựng Đảng.
5.8 . Ban thanh tra nhân dân
5.8.1. Ban thanh tra nhân dân trong nhà trường được đại hội CNVC trong trường học bầu ra với nhiệm kì 2 năm / lần.
5.8.2. Giám sát mọi hoạt động của nhà trường nhằm hạn chế những tiêu cực, những việc làm sai trái của tổ chức cá nhân trong nhà trường.
5.8.3. Khi thấy có dấu hiệu vi phạm chế độ chính sách, những qui định thì thực hiện chức năng kiểm tra khi đủ các điều kiện sau:
- Thanh tra nhà nước cấp trên trực tiếp yêu cầu.
- Có nghị quyết của đại hội CNVC.
- Khi có hơn ½ thành viên ban thanh tra nhân dân đề nghị và BCH công đoàn quyết định.
5.9 . Ban đại diện CMHS
5.9.1. Phối hợp với nhà trường và ban đại diện CMHS các lớp, các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động của ban đại diện CMHS.
5.9.2. Thống nhất quan điểm, nội dung , phương pháp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
5.9.3. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng, chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh , góp phần xây dựng CSVC nhà trường.
5.9.4. Cơ cấu tổ chức của ban đại diện CMHS gồm:
- 1 trưởng ban: Phụ trách chung
- 1 phó ban: Phụ trách phối hợp với nhà trường về các mặt giáo dục học sinh
- 1 phó ban: Phụ trách phối hợp với nhà trường về tăng cường CSVC
- 2 uỷ viên: Phụ trách hoạt động của các ban đại diện lớp
5.10 . Các tổ công tác
5.10.1. Tổ chuyên môn: 1 tổ tự nhiên và 1 tổ xã hội. Tổ chuyên môn hoạt động bám sát vào nhiệm vụ năm học và Quy chế hoạt động chuyên môn.
5.10.2. Tổ giáo vụ: Theo dõi toàn bộ hoạt động của giáo viên trong ngày trực, cập nhật sổ hàng ngày, kiểm tra các hoạt động khác theo chỉ đạo của phó hiệu trưởng .
5.10.3. Tổ hành chính
5.10.1. Bộ phận tài vụ: Chịu trách nhiệm về sổ tài sản của nhà trường, lên kế hoạch thu chi cả năm, quí, tháng; quyết toán tài chính đúng qui định, đúng thời gian; quản lý lao động tiền lương của giáo viên, giải quyết các thủ tục,chế độ về tuyển dụng, thôi việc, nghỉ hưu theo quyết định; chịu trách nhiêm trước chủ tài khoản và cấp trên về chuyên môn và nghiệp vụ kế toán
5.10.2. Bộ phận hành chính: Thực hiện chức trách nhiệm vụ của văn thư
5.10.3. Bộ phận thư viện, thiết bị dạy học: Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của nhân viên thư viện và thiết bị
5.10.4. Bộ phận lao công bảo vệ:
* Chức năng- nhiệm vụ:
- Thường xuyên xem xét tình hình diễn biến hoạt động hàng ngày trong khu vực nhà trường. Kịp thời đề xuất những biện pháp bảo vệ an toàn chung của cơ quan.
- Chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh, tài sản...trước nhà trường trong ca trực của mình.
- Thực hiện nghiêm chỉnh kịp thời các chủ trương kế hoạch, biện pháp, các yêu cầu của BGH.
* Nhiệm vụ cụ thể:
+ Đối với bảo vệ:
- Trong khi làm nhiệm vụ, ít nhất 1 người phải thường xuyên có mặt tại vị trí công tác. Không tiếp khách riêng, không nằm trong khi trực, không tự ý cho mượn, cho thuê các vật tư, phương tiện thuộc CSVC của nhà trường. Không để người ngoài tự do ra vào.
- Thường xuyên đi lại, quan sát, phát hiện, kịp thời ngăn chặn, khống chế mọi biểu hiện tiêu cực có khả năng làm phương hại đến trật tự, an toàn về tài sản và con người trong khu vực nhà trường.
- Kịp thời báo cáo với lãnh đạo nhà trường về tình trạng CSVC của các lớp, các khu vực, các bộ phận. Chủ động khắc phục những hư hỏng nhẹ của CSVC trong khả năng có thể. Báo cáo đề xuất kịp thời với lãnh đạo những vấn đề nằm ngoài khả năng tự giải quyết của bản thân.
- Nhắc nhở mọi người thực hiện đúng các nội qui, qui định của nhà trường đã ban hành (đi lại, ra vào, trang phục, nơi để xe...).
+ Đối với lao công:
- Đảm bảo tốt vệ sinh môi trường (phòng làm việc , phòng họp, phòng học, sân trường , hệ thống thoát nước, các khu vệ sinh của giáo viên và học sinh ...), qui định giao ca với các lớp.
- Đảm bảo nước uống vệ sinh an toàn, đầy đủ cho cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường.
- Thu dọn gọn gàng, ngăn nắp nội vụ các phòng làm việc của cán bộ, giáo viên.
- Giữ tốt, dùng bền các đồ dùng, dụng cụ được nhà trường trang bị , khi cần có đề xuất bổ sung đồng thời thanh lý đồ mau hỏng.
- Báo cáo kịp thời tình hình giữ gìn vệ sinh của các bộ phận, các thành viên trong nhà trường. Chủ động khắc phục những việc trong khả năng có thể, kiến nghị kịp thời những vấn đề nằm ngoài khả năng tự giải quyết của bản thân.
- Phối hợp tốt với bảo vệ và các GVCN để hoàn thành tốt nhiệm vụ đóng góp tích cực vào việc xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp.
5.11. Cộng tác viên bảo hiểm
5.11.1. Phối hợp với công ty bảo hiểm phổ biến chế độ bảo hiểm tới giáo viên, học sinh và PHHS của nhà trường.
5.11.2. Lập danh sách học sinh tham gia bảo hiểm.
5.11.3. Hướng dẫn học sinh kê khai trung thực và đầy đủ các khoản mục qui định trong giấy yêu cầu bảo hiểm.
5.11.4. Khi giáo viên, học sinh nhà trường bị tai nạn, ốm đau phải điều trị nằm viện, phẫu thuật, chết ...thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm, phải nhanh chóng làm những thủ tục cần thiết theo mẫu hướng dẫn của công ty bảo hiểm để giúp giáo viên, học sinh hoặc gia đình sớm nhận được tiền bảo hiểm.
5.11.5. Tư vấn và cùng với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, công tác đề phòng và hạn chế tai nạn trong học sinh.
5.12. Bộ phận y tế trường học:
Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của nhân viên y tế
5.13. Công tác phổ cập (kiêm nhiệm)
Có trách nhiệm tham mưu với Hiệu trưởng và xây dụng kế haochj thực hiện công tác phổ cập giáo dục ở địa phương. Thực hiện tốt các loại sổ sách, biểu mãu theo quy định giúp địa phương hoàn thành việc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục các cấp
Chương IV. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 6 : Lập và thực hiện chương trình công tác
6.1.Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ năm học đã được thông qua hội nghị công chức, viên chức, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn ... lên kế hoạch triển khai các công việc mà mình được phân công trình hiệu trưởng duyệt và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt. Trong quá trình thực hiện gặp khó khăn báo cáo với BGH.
6.2.Hàng tuần các đoàn thể chủ động giải quyết các công việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình và lên lịch công tác cho tuần sau.
6.3.Thường xuyên phản ánh kết quả thực hiện công việc với BGH để xin ý kiến chỉ đạo, giải quyết .
6.4.Các đoàn thể phải chủ động dự thảo nội dung báo cáo theo lịch, thời gian và yêu cầu của nhà trường, của cấp trên, tránh sai sót.
Điều 7 : Họp và hội nghị
7.1. Đảm bảo dự họp đúng giờ, nghiêm túc, ghi chép đầy đủ, không làm việc riêng . Nếu có lí do vắng mặt phải báo cáo trực tiếp với hiệu trưởng
7.2. Qui định về số buổi hội họp:
- Họp hội đồng sư phạm 1 buổi vào tuần đầu tháng để kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch của tháng trước và triển khai công tác mới.
- Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn 2 tuần / lần
- Họp công đoàn và các đoàn thể khác vào tuần 3 trong tháng.
- Họp chi bộ mỗi tháng 1 lần vào tuần 2 của tháng.
- Giao ban giám hiệu 1 lần / 1 tuần.
- Hiệu trưởng với bộ phận tài vụ 1 tháng/ 1 lần vào ngày 28 hàng tháng.
- Họp ban thi đua 2 tháng/ 1 lần.
- Họp chi đoàn giáo viên 1 lần/ 1 tháng.
- Họp GVCN 1 lần / 1 tháng.
- Giao ban lớp trưởng , sao đỏ với tổng phụ trách 1 lần/ 1 tháng.
- Giao ban đoàn đội 1 lần/ 1 tuần.
7.3. Mỗi năm học hội đồng trường họp 3 kì vào đầu năm, giữa năm và cuối năm.
7.4. Hội đồng kỉ luật họp khi cần thiết do chủ tịch hội đồng triệu tập.
7.5. Trong hội họp, tham gia ý kiến đề xuất, kiến nghị, thảo luận trên nguyên tắc tập trung dân chủ và có tính xây dựng cao, mọi ý kiến nên tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm.
Điều 8: Thời gian làm việc - kỉ cương hành chính
8.1. Các bộ phận hành chính, thư viện, thiết bị, y tế, lao công, bảo vệ phân lịch trực cụ thể và có mặt và ra về đúng thời gian làm việc theo qui định của cơ quan. Không tự ý bỏ nhiệm sở khi không có lý do chính đáng. Hoàn thành tốt các công việc trước khi ra về. Nghỉ phép 12 ngày /năm. Cứ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
8.2. Giáo viên có mặt trước 15 phút khi có giờ lên lớp.
- Nghỉ từ 1 đến 3 ngày có lý do chính đáng phải báo cáo trực tiếp với hiệu trưởng. Nếu nghỉ từ 4 ngày trở lên phải báo cáo với lãnh đạo phòng giáo dục.
- Nghỉ kết hôn: 03 ngày (Hưởng nguyên lương)
- Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng,mẹ chồng chết, vợ chết hoặc chồng chết, con chết: Nghỉ 03 ngày (Hưởng nguyên lương)
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với hiệu trưởng khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
- Trong giờ dạy, không làm việc riêng, không nghe điện thoại, giữ gìn kỉ luật trật tự . Lên lớp phải có giáo án, trang phục gọn gàng, lịch sự đúng tác phong của nhà giáo .

Chương V. LỀ LỐI LÀM VIỆC
Điều 9 : Chế độ làm việc của hiệu trưởng với phó hiệu trưởng
9.1. Hiệu trưởng làm việc với phó hiệu trưởng bằng hình thức giao ban .
9.2. Phó hiệu trưởng báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch giảng dạy trong tuần, những vấn đề phát sinh trong giáo viên, học sinh, tình hình thực hiện nề nếp, Quy chế chuyên môn; việc kết hợp giữa các hoạt động giáo dục, tình hình thực hiện nề nếp học tập của học sinh, đánh giá việc dự giờ trong tuần, kết quả kiểm tra; tình hình CSVC trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
9.3. Hiệu trưởng thông báo tình hình phối hợp, kết hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, với Đảng, chính quyền địa phương, tình hình tư tưởng, đời sống cán bộ giáo viên cùng các thông tin: Dự giờ, kiểm tra 1 mặt.... Hiệu trưởng trao đổi thống nhất và định ra các trọng tâm công tác, các biện pháp cho công tác tuần sau.
9.4. Giám hiệu trực hành chính giải quyết mọi công việc và xử lý các tình huống nảy sinh trong buổi trực.
Điều 10 : Chế độ làm việc của cán bộ , giáo viên, nhân viên
10.1. Phải coi trọng tính kế hoạch, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả, mọi công việc phải được triển khai bằng kế hoạch. Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo 2 chiều kịp thời, chính xác. Có trách nhiệm cao trong các công việc được phân công
10.2. Chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật lao động về giờ giấc, thời khoá biểu, ngày, giờ công. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao để khẳng định uy tín và giữ gìn danh dự nhà giáo.
10.3. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công để tổ chức, thực hiện kế hoạch. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc phải báo cáo với hiệu trưởng để cùng xây dựng kế hoạch thực hiện.
Điều 11 : Chế độ kí các văn bản
11.1.Hiệu trưởng kí duyệt các văn bản về:
- Tổ chức nhân sự
- Tài chính
- Tuyển sinh, thuyên chuyển học sinh
- Hồ sơ sổ sách theo qui định
- Đối ngoại của nhà trường
11.2. Phó hiệu trưởng kí duyệt:
- Các văn bản báo cáo trong ngành dọc thuộc phạm vi công việc được phân công và hiệu trưởng uỷ quyền.
- Các loại giấy tờ giới thiệu nếu được hiệu trưởng uỷ quyền.
- Một số văn bản hồ sơ khác khi được hiệu trưởng uỷ quyền
Điều 12 : Chế độ báo cáo
12.1. Nộp kế hoạch tháng của các bộ phận: Công đoàn, đoàn đội, chuyên môn, CSVC, GVCN, tổ hành chính vào ngày 28 hàng tháng (thư kí HĐ nhận và tổng hợp).
12.2. Báo cáo nội dung cụ thể qua các buổi giao ban, các buổi hội họp và lên lịch công tác
12.3. Nộp đúng kế hoạch, đúng thời gian và đủ nội dung các báo cáo và thông tin khác theo yêu cầu của BGH và thư kí hội đồng .
Chương VI : TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13: Đánh giá kết quả thực hiện, xếp thi đua
13.1. Ban thi đua đưa các nội dung trên vào biểu điểm thi đua để đánh giá thi đua hàng tháng và làm căn cứ để tổng hợp đánh giá cuối kì học, năm học; Tổ chức theo dõi thi đua, kiểm tra thi đua ở tất cả các nội dung nêu trong văn bản này.
13.2. Phân công theo dõi, đánh giá thi đua.
- Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn giúp hiệu trưởng theo dõi, đánh giá các nội dung về chuyên môn, CSVC, giờ giấc và lề lối làm việc.
- Chủ tịch công đoàn giúp hiệu trưởng theo dõi, đánh giá công tác công đoàn, đánh giá các nội dung qui định đối với cán bộ công chức.
- Hiệu trưởng tổ chức thực hiện, tổng hợp ý kiến đánh giá, xếp loại hàng tháng và xếp loại chung cuối kì, cuối năm đối với CBGVNV.
Điều 14: Điều khoản thi hành
14.1. Quy chế này được thống nhất thực hiện nghiêm túc trong toàn thể cán bộ , giáo viên, nhân viên của nhà trường.
14.2. Tổ trưởng có trách nhiệm triển khai, quán triệt và thường xuyên nhắc nhở từng thành viên của tổ việc chấp hành và thực hiện qui chế.
14.3. Việc chấp hành, thực hiện đúng Quy chế là một tiêu chí trong nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ , giáo viên, nhân viên.
14.4. Trong quá trình thực hiện, cá nhân nào vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị đề nghị xử lí theo qui định .
14.5. Quy chế đã được cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường biểu quyết thông qua. Những thay đổi, bổ sung chỉ được điều chỉnh trong quá trình thực hiện nếu nảy sinh bất cập.
14.6. Quy chế được thực hiện kể từ ngày hiệu trưởng kí quyết định ban hành. 


 
Nơi nhận :
  • Phòng GD-ĐT (báo cáo)
  • Các đoàn thể (thực hiện)
  • Các tổ chuyên môn (thực hiện)
  • Lưu VT .
 


.
 

Văn bản mới

Kế hoạch số 06/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 06/KH-PGDĐT v/v tuyên truyền, giáo dục bảo đảm trật tự ATGT trong các trường học ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm 2024

Thời gian đăng: 02/03/2024

Kế hoạch số 01/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 01/KH-PGDĐT về Công tác Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm 2024

Thời gian đăng: 03/03/2024

Kế hoạch số 69/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 69/KH-PGDĐT v/v thực hiện Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông

Thời gian đăng: 02/03/2024

Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT v/v kiểm tra việc xây dựng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo năm 2023

Thời gian đăng: 16/09/2023

Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT v/v Triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 16/09/2023

Công văn số 529/PGDĐT

Công văn số 529/PGDĐT v/v quán triệt thực hiện nghiêm túc việc công khai minh bạch trong các nhà trường.

Thời gian đăng: 16/09/2023

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

Trang thông tin điện tử quận Ba Đình - TP Hà Nội

flash violet

violympiclogo

Tạp chí thủ đô

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập13
  • Hôm nay2,325
  • Tháng hiện tại45,652
  • Tổng lượt truy cập3,991,344
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây