Trang nhất » Văn bản » Văn bản

Quy chế dân chủ ở cơ sở của Trường THCS Văn Yên

Quy chế dân chủ ở cơ sở củaTrường THCS Văn Yên.

Số kí hiệu 2019
Ngày ban hành 30/12/2019
Ngày bắt đầu hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Thể loại Hướng dẫn thực hiện
Lĩnh vực Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Trường THCS Văn Yên
Người ký Trương Thị Liên

Nội dung

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN
------------------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------
Số:        / QĐ - THCS                                Phúc La, ngày       tháng     năm 2019

QUYẾT ĐỊNH
Kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của
Trường THCS  Văn Yên.

Hiệu trưởng Trường THCS Văn Yên
- Căn cứ vào Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
          - Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ vào Quyết định số 04/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
- Căn cứ vào Thông tư 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Xét đề nghị của Tập thể cán bộ, giáo viên trường THCS Văn Yên về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiên quy chế dân chủ ở cơ sở;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện QCDCCS trường THCS Văn Yên gồm các ông bà có tên sau:
1. Bà Trương Thị Liên           - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng           - Trưởng ban
2. Bà Nguyễn Thị Hiếu           - Chủ tịch Công đoàn                      - PTrưởng ban
3. Bà  Nguyễn Thị Oanh                  - Phó Hiệu trưởng                            - Uỷ viên
4. Bà Vũ Hiền Phương           - Phó Hiệu trưởng                            - Ủy viên
5. Bà Nguyễn Thanh Huyền  - Trưởng ban TTND               - Uỷ viên
6. Bà Tưởng Thị Hương          - Chi uỷ viên, Tổ trưởng tổ XH       - Uỷ viên
7. Bà Đào Thị Thu                           - Tổ trưởng tổ TN                             - Uỷ viên
8. Bà Trần Thị Hồng Mai        - Bí thư Đoàn                        - Uỷ viên
9. Bà Nguyễn Phương Linh     - Tổng Phụ trách Đội                      - Uỷ viên
Điều 2. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch.
- Triển khai thực hiện kế hoạch Quy chế dân chủ ở cơ sở tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn trường.
Điều 3. Các ông bà có tên tại điều 1 căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.                                                                                      
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Phòng Giáo dục Hà Đông (để bc)
- Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC
Trường THCS Văn Yên
- Lưu văn thư.                                                                Trương Thị Liên











 
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN
Số:     /QĐ-THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phúc La, ngày      tháng      năm 2019   

QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của trường  THCS Văn Yên

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS VĂN YÊN
 
- Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
          - Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ Quyết định số 04/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường;
- Căn cứ vào Thông tư 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
          - Căn cứ theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của nhà trường;
 
QUYẾT ĐỊNH: 
            Điều 1. Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của trường THCS Văn Yên.
             Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
            Điều 3.Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
     HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Phòng Giáo dục Hà Đông (để bc)
- Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC
Trường THCS Văn Yên
- Lưu văn thư.                                                             Trương Thị Liên



 
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN
-------------------- 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------- 
                                                      
QUY CHẾ
Thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường
(Ban hành kèm theo Quyết định số     ngày     tháng     năm  2019 của
Hiệu trưởng trường THCS Văn Yên)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
 
            Điều 1: Mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trường. 
1. Thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều trong Luật Giáo dục và Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động  của nhà trường.
            2. Phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của tập thể sư phạm, nhân viên, học sinh trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp của Nhà nước
Điều 2: Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường. 
1. Đảm bảo sự  lãnh đạo của chi bộ Đảng nhà trường theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường.
            2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường. Dân chủ trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo nguyên tắc chế độ thủ trưởng trong quản lý, điều hành.
 3. Không được có hành vi lợi dụng dân chủ hoặc xâm phạm quyền dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.
CHƯƠNG II
MỤC I: TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG
Điều 3: Hiệu trưởng có trách nhiệm:
1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
           2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, của cán bộ, giáo viên, nhân viên và của học sinh theo quy chế này.
           3. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thông qua họp Hội đồng giáo dục, sinh hoạt tổ, hoạt động đoàn thể, hội phụ huynh học sinh, trao đổi trực tiếp của cá nhân... và có biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao của Hiệu trưởng.
           4. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.
5. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao. 
6. Thực hiện chế độ hội họp theo định kỳ sau:
- Hàng tuần họp giao ban giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.         
          - Hàng tháng họp Hội đồng, họp tổ chuyên môn để đánh giá việc thực hiện công tác trong tháng qua, lắng nghe ý kiến đóng góp từ đó đề ra những công việc chủ yếu thực hiện trong tháng tới.

- Họp hội đồng trường theo Quy chế làm việc đã ban hành.
- Cuối học kỳ I và cuối năm học tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động và tổ chức khen thưởng tại trường học.
- Cuối năm thực hiện đánh giá người dạy, cán bộ, nhân viên về việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch công tác và hoạt động chung của nhà trường theo quy định của Bộ, công khai kết quả đánh giá và lưu trữ trong hồ sơ cá nhân. 
            - Phối hợp với tổ chức Công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức mỗi năm một lần theo qui định của nhà nước.             
 MỤC II: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ GIÁO, CÁN BỘ, NHÂN VIÊN 
         Điều 4: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có trách nhiệm: 
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của luật Giáo dục. Cán bộ, giáo viên, nhân viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng về việc thi hành nhiệm vụ, công tác được giao của mình.
2. Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại điều 7 của quy chế này. 
3. Kiên quyết chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết cửa quyền và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. Trong khi thi hành nhiệm vụ, công tác được giao của mình, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.
4. Thực hiện đúng quy định của Luật cán bộ công chức; Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm.
5. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên; tôn trọng đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh; bảo vệ uy tín của nhà trường.
MỤC III: NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN ĐƯỢC BIẾT 
          Điều 5: Những việc phải được biết bao gồm:
1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên.
2. Những qui định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
3. Các khoản đóng góp của học sinh, kinh phí hoạt động của trường học bao gồm nguồn kinh phí ngân sách, các nguồn khác và quyết toán hàng năm.
4. Các vụ việc tiêu cực, khiếu nại, tố cáo trong nhà trường đã được kết luận.
5. Việc thực hiện tuyển dụng, thi nâng ngạch, nâng lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
6. Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng năm học.
7. Nhận xét đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm. 
          Điều 6. Những vấn đề được biết sẽ được công khai bằng một trong các hình thức sau:
          - Niêm yết tại văn phòng.
          - Thông báo tại Hội nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên đầu năm học.
          - Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên.
          - Thông báo cho Tổ trưởng các tổ để thông báo đến, cán bộ,  giáo viên, nhân viên trong tổ.
- Thông báo bằng văn bản cho Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường.
 MỤC IV: NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN THAM GIA Ý KIẾN  
          Điều 7: Những việc tham gia ý kiến gồm:
1. Kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường.
2. Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường.
3. Kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
4. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ của nhà trường (nếu có).
5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua.
6. Báo cáo sơ kết, tổng kết.
7. Nội qui, quy định, quy chế làm việc của nhà trường. 
          Các việc nêu trên được lấy ý kiến chủ yếu thông qua quá trình tổ chức hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học hoặc dự thảo văn bản đưa về tổ bộ phận để từng thành viên tham gia ý kiến.
MỤC V: NHỮNG VIỆC HỌC SINH ĐƯỢC BIẾT VÀ THAM GIA Ý KIẾN: 
          Điều 8:  Học sinh được biết những nội dung sau đây:
1. Chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước, của Ngành và những qui định của nhà trường đối với học sinh.
2. Kế hoạch tuyển sinh, biên chế năm học có liên quan đến học tập, rèn luyện sinh hoạt và các khoản đóng góp theo qui định.
3. Chủ trương kế hoạch tổ chức cho học sinh phấn đấu gia nhập các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 
          Điều 9. Những việc học sinh được tham gia ý kiến:
          1. Nội qui học sinh và qui định có liên quan đến học sinh.
          2. Tổ chức phong trào thi đua.
          3. Việc tổ chức giảng dạy học tập trong nhà trường có liên quan đến quyền lợi của học sinh. 
          Điều 10. Những nội dung học sinh được tham gia ý kiến được công khai bằng những hình thức sau:
          - Niêm yết công khai những qui định về tuyển sinh, nội qui học tập, kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại học sinh, khen thưởng và kỷ luật. 
          - Trong mỗi năm học, nhà trường tổ chức ít nhất ba lần hội nghị cha mẹ học sinh theo định kỳ, để  thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh, thông báo kết quả học tập rèn luyện của học sinh. 
          - Giáo viên chủ nhiệm lớp là đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ tại lớp của mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của  học sinh và các bậc cha mẹ học sinh để kịp thời phản ánh cho Hiệu trưởng. 
- Đặt hòm thư góp ý hoặc hình thức góp ý khác để học sinh, các bậc cha mẹ học sinh thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.
MỤC VI: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐOÀN THỂ TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG
          Điều 11. Trách nhiệm của các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường. 
          Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm:
1. Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị Hiệu trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. 
          Điều 12. Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong trường.
1. Ban đại diện cha, mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha, mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau đây:
1.1. Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh.
1.2. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ mà học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định.
1.3. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hóa giáo dục ở địa phương.
2. Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua Ban đại diện cha, mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
- Qui chế này được xem xét, sửa đổi bổ sung theo nghị quyết của Hội nghị Cán bộ, viên chức hàng năm.
- Các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt quy chế này sẽ được khen thưởng, vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định.
- Hiệu trưởng có nhiệm vụ thực hiện và chỉ đạo thực hiện những qui định trong qui chế này phù hợp thực tế của nhà trường.        
 
                                                                HIỆU TRƯỞNG
    

  
   Trương Thị Liên








 
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
Số:        / KH- THCS                                  Phúc La, ngày       tháng     năm 2019

KẾ HOẠCH
Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm học 2019 - 2020

          - Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
          - Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ Quyết định số 04/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường.
- Căn cứ vào Thông tư 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
         - Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường;
        Trường THCS Văn Yên đã xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế DCCS trong năm học như sau:
  1. MỤC ĐÍCH.
          Thực hiện quy chế dân chủ toàn diện trên các lĩnh vực: xây dựng kế hoạch năm học và các giai đoạn thực hiện của đơn vị; xây dựng kỷ cương nề nếp; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần thực hiện chủ đề năm học “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” cũng như tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 6 nội dung.
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN :
1. Quán triệt tinh thần của Quy chế dân chủ tới toàn thể đơn vị cũng như phụ huynh học sinh ngay từ những ngày đầu năm học. Thông qua các buổi họp, giáo viên và phụ huynh học sinh hiểu được vai trò trách nhiệm của mình trong việc xây dựng soạn thảo các nghị quyết có liên quan tới các cá nhân, tập thể nhà trường. Trên cơ sở đó có thể giám sát việc thực hiện của các tổ chức cũng như của nhà trường để có ý kiến, kiến nghị  khi có vấn đề sai sót. Thời gian thực hiện  trong tháng 09 năm 2019.
2. Tổ chức cho giáo viên học tập Quy chế dân chủ và Luật Khiếu nại tố cáo bên cạnh việc học Điều lệ, Luật Giáo dục … Qua đó giúp giáo viên hiểu rõ ý nghĩa mục đích của luật, quyền hạn nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong cơ quan đơn vị. Đưa nhiều ví dụ điển hình hoặc những tình huống dễ xảy ra để giáo viên xử lí rút kinh nghiệm.
         3. Cung cấp cho giáo viên những tài liệu, văn bản của Chính phủ có liên quan tới Quy chế dân chủ  giúp giáo viên tự nghiên cứu nâng cao hiểu biết.
4. Mỗi cán bộ giáo viên, mỗi phụ huynh học sinh, cán bộ các tổ chức trong nhà trường phải thực sự là những người tuyên truyền hướng dẫn giải thích cho phụ huynh học sinh và các thành viên trong tổ chức của mình hiểu biết về pháp luật về những chủ trương và hoạt động của nhà trường.
5. Lãnh đạo nhà trường cùng các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên  có trách nhiệm cung cấp dự thảo, nghị quyết, các chương trình hành động trong từng giai đoạn và cả năm học cho giáo viên, phụ huynh học sinh cùng các đoàn viên của mình được biết. Thông qua thảo luận nghiêm túc từ cơ sở, lãnh đạo sẽ thu thập ý kiến đóng góp để tham khảo và dân chủ thảo luận, từ đó xây dựng một dự thảo sát thực tế hơn, phù hợp hơn.
6. Nhà trường có trách nhiệm cung cấp cho giáo viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh về mục tiêu, nhiệm vụ năm học cùng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ  ngay từ những ngày đầu tiên của năm học. Tổng hợp các nguồn thông tin đóng góp ý kiến thông qua hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội nghị cán bộ viên chức đề ra một bản nghị quyết mang tính khoa học và tính thực tiễn. Mọi thành viên phải có trách nhiệm thực hiện theo nghị quyết một cách nghiêm túc.
7. Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi theo luật tài chính. Các khoản thu, các đối tượng được miễn giảm phải được công khai trước Hội đồng sư phạm. Các khoản chi phải đúng mục đích; các chứng từ phải minh bạch rõ ràng. Những vấn đề chi lớn phải được thảo luận dân chủ. Quyết toán tài chính phải được công khai sau mỗi năm học.
8. Tạo điều kiện thuận lợi cho ban Thanh tra nhân dân làm việc: Cung cấp số liệu, các văn bản nghị quyết…, lãnh đạo nhà trường và các tổ chức phải có tinh thần tự phê bình nghiêm túc, tiếp thu những ý kiến đóng góp để điều chỉnh hoạt động của mình.
9. Quản lí chuyên môn  cũng phải trên cơ sở coi trọng  tính dân chủ: Các hoạt động xây dựng kế hoạch chuyên môn ngoài những yêu cầu của cấp trên, có thể tổ chức cho giáo viên bàn bạc, thảo luận, sắp xếp thực hiện hợp lý.
10. Tính dân chủ cũng phải được thể hiện rõ nét trong việc khen thưởng và kỉ luật học sinh. Học sinh được quyền bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình. Giáo viên có quyền  được đề nghị  lên Hội đồng thi đua khen thưởng hoặc Hội đồng kỉ luật những vấn đề liên quan tới học sinh mình phụ trách. Cha mẹ học sinh sẽ được nhà trường cung cấp cho những thông tin cần thiết. Hội đồng thi đua khen thưởng hoặc Hội đồng kỉ luật phải có đủ các thành phần theo quy định. Kết luận của hội đồng phải là tiếng nói chung của các thành viên.
11. Công tác kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề giáo viên phải có chương trình kế hoạch rõ ràng trong nghị quyết hội đồng sư phạm đầu năm học. Nội dung yêu cầu, cách thức kiểm tra, cách xử lí kết quả kiểm tra phải được tuyên truyền cho giáo viên hiểu rõ. Giáo viên  phải được có thời gian chuẩn bị đón đoàn kiểm tra . Tuy vậy thời điểm kiểm tra có thể được báo trước ngắn hạn hoặc dài hạn do lãnh đạo nhà trường hoặc các tổ chức quyết định.
12. Công tác thi đua khen thưởng của giáo viên  phải được công khai rõ ràng. Bình xét thi đua giáo viên được tổ chức theo đơn vị tổ sau đó chuyển về ban Thi đua nhà trường thảo luận quyết định. Trước khi ra quyết định chính thức, ý kiến của cá nhân liên quan sẽ được ban Thi đua cân nhắc lần cuối.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Nhà trường cùng ban Chấp hành Công đoàn xây dựng Kế hoạch thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Triển khai thực hiện cuộc vận động tới toàn thể CB-GV-NV, phụ huynh học sinh.
- Công khai những vấn đề mà CB-GV-NV-HS được biết, được giám sát theo quy trình.
- Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tố cáo của CB- GV, của PHHS.
- Ban Thanh tra Nhân dân có kế hoạch kiểm tra trong năm học.
                                                                          
      HIỆU TRƯỞNG




                                                                                  Trương Thị Liên












 
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
  Số:        / CTr- THCS                                Phúc La, ngày       tháng     năm 2019

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ ĐẠO
THỰC HIỆN QCDC Ở CƠ SỞ
1. Tháng 09/2019 :
- Tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh thảo luận nghị quyết  năm học, thông báo những việc học sinh được biết, được tham gia ý kiến .
- Tổ chức học  Luật Giáo dục, Điều lệ trường học, Luật Khiếu nại tố cáo, Quy chế dân chủ trường học, tổ chức Hội nghị CBVC đầu năm thảo luận kế hoạch năm học 2018 – 2018 trong GV, thông báo những vấn đề CB-GV-NV được biết, được tham gia ý kiến.
- Tổ chức cho học sinh học nội quy, 10 điều quy định về Văn minh trong giao tiếp. Phấn đấu đạt danh hiệu Học sinh Thanh lịch.
- Tổ chức Đại hội Liên đội thảo luận nhiệm vụ năm học .
2. Tháng 10/2019 :
- Tổ chức Đại hội Đại biểu Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường.
- Kiểm tra việc niêm yết công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại…
3. Tháng 11/2019:
- Tổ chức Hội giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, nâng cao chất lượng giảng dạy.
4. Tháng 12/2019:
- Họp tổ chức Công đoàn bàn công tác tham quan .
- Quyết toán tài chính, chốt sổ. Ban TTND tiến hành kiểm tra định kỳ.
- Tổng hợp thông tin, sơ kết thi đua học kỳ I.
- Tổ chức họp Cha mẹ học sinh cuối kỳ I.
5. Tháng 01/2020:
- Triển khai công tác của học kỳ II.
6. Tháng 02/2020:
- Tổ chức hội nghị  nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học  sinh giỏi.
7. Tháng 03/2020:
- Hội thảo công tác Đoàn Thanh Niên – Công tác Phụ nữ.
8. Tháng 04 /2020:
- Hội thảo công tác Đội thiếu niên và vai trò người phụ trách của giáo viên chủ nhiệm.
9. Tháng 05/2020
- Tổng hợp thi đua: thảo luận bình bầu thi đua của giáo viên và học sinh năm học 2018 – 2018, bầu những cá nhân thực hiện tốt quy chế DCCS.
- Kiểm kê thanh lý tài sản.
- Ban TTND kiểm tra định  kỳ.
- Công khai tài chính năm học 2018 – 2019.
- Tổ chức họp Cha mẹ học sinh cuối năm học.

          HIỆU TRƯỞNG



                                                                     Trương Thị Liên

























 
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN
------------------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------

QUY CHẾ
Phối hợp giữa Chính quyền và Công đoàn về thực hiện QCDC ở cơ sở

- Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
          - Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ Quyết định số 04/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường.
- Căn cứ vào Thông tư 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
          - Căn cứ theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của nhà trường;
Trường THCS Văn Yên đã xây dựng quy chế phối hợp giữa Chính quyền và Công đoàn về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm học 2017-2018 như sau:
1. Phối hợp tổ chức Hội nghị Cán bộ viên chức đầu năm học. Nội dung của hội nghị được thực hiện theo Điều 11, Điều 17 của Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan.
2. Thống nhất giữa Chính quyền và Công đoàn về:
- Kế hoạch phát triển.
- Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, bộ máy trong nhà trường.
- Kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo.
- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, các hoạt động dịch vụ sản xuất của nhà trường.
- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.
3. Công khai tài chính vào cuối năm học.
4. Ban TTND giám sát mọi hoạt động của nhà trường. Ngoài thanh tra chuyên môn còn thanh tra tài chính 2 lần/năm.
5. Công khai những việc cán bộ, viên chức, người học phải được biết.
6. Nếu có những khiếu nại tố cáo trong nội bộ cơ quan thì Thủ trưởng cơ quan phải giải quyết theo Luật Khiếu nại Tố cáo và thông báo kết quả công khai.
         
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN



Nguyễn Thị Hiếu
   HIỆU TRƯỞNG



Trương Thị Liên
                                                                                  


                                                    



 

Văn bản mới

Kế hoạch số 06/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 06/KH-PGDĐT v/v tuyên truyền, giáo dục bảo đảm trật tự ATGT trong các trường học ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm 2024

Thời gian đăng: 02/03/2024

Kế hoạch số 01/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 01/KH-PGDĐT về Công tác Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm 2024

Thời gian đăng: 03/03/2024

Kế hoạch số 69/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 69/KH-PGDĐT v/v thực hiện Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông

Thời gian đăng: 02/03/2024

Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT v/v kiểm tra việc xây dựng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo năm 2023

Thời gian đăng: 16/09/2023

Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT

Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT v/v Triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 16/09/2023

Công văn số 529/PGDĐT

Công văn số 529/PGDĐT v/v quán triệt thực hiện nghiêm túc việc công khai minh bạch trong các nhà trường.

Thời gian đăng: 16/09/2023

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

Trang thông tin điện tử quận Ba Đình - TP Hà Nội

flash violet

violympiclogo

Tạp chí thủ đô

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,454
  • Tháng hiện tại42,253
  • Tổng lượt truy cập3,987,945
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây